LỊCH SỬ TẢO SPIRULINA
Tảo xoắn đã sớm xuất hiện và phát triển trên trái đất từ rất lâu đời. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 16 thì con người mới phát hiện và bắt đầu tìm hiểu
I. Lịch sử xuất hiện và phát triển của tảo xoắn SpirulinaTảo xoắn Spirulina (tên khoa học Spirulina Platensis) là loài tảo xanh đơn bào cổ đại, xuất hiện trên hành tinh cách đây khoảng 3.5 tỷ năm. Khi quan sát dưới kính hiển vi, Spirulina là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành. Tảo xoắn được cho là có khả năng tự tăng trưởng và sinh sản dựa vào khả năng sử dụng nitơ tan trong nước biển làm nguồn dinh dưỡng chính.
Trải qua nhiều sự biến đổi về thời tiết, khí hậu, sự vận động của trái đất, tảo xoắn Spirulina vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Một số tài liệu đã ghi nhận rằng từ khoảng thế kỷ 16, thổ dân Aztec sống quanh vùng hồ Texcoco (Mexico) đã thu vớt những loại thực vật màu xanh dưới nước để chế biến thức ăn và đem bán.
Đến năm 1960, nhà khoa học Clement người Pháp đã rất kinh ngạc khi phát hiện những thổ dân Kanebo ở vùng hồ Chad (Trung Phi) sức khỏe rất cường tráng và khỏe mạnh dù điều sinh sống thiếu thốn, đất đai cằn cọc, nghèo nàn. Sau khi tìm hiểu, Bà phát hiện họ đã dùng một thứ tảo vớt trong hồ về trộn với bột làm bánh, đó chính là tảo Spirulina.
Tảo xoắn Spirulina ( Spirulina Platensis )Năm 1963, tảo xoắn Spirulina đã được nghiên cứu và nuôi trồng thành công ở quy mô công nghiệp. Năm 1973, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công nhận tảo xoắn Spirulina là nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý giá cho con người.
II. Phát triển tảo xoắn Spirulina tại Việt NamTảo xoắn Spirulina từ lâu đã được nuôi trồng rất thành công theo mô hình công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những vùng nước sạch có nhiều chất khoáng tự nhiên với độ kiềm cao, độ pH khoảng từ 8 – 11. Dựa theo môi trường và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, tảo xoắn Spirulina hoàn toàn phù hợp để có thể nuôi trồng và phát triển. Từ đó, mang lại tiềm năng kinh tế và sức khỏe vô cùng to lớn cho người Việt Nam.
Trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, cộng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, việc phát triển công nghệ vi tảo lại trở thành lựa chọn đầy tiềm năng và có cơ hội phát triển bền vững hơn do những giá trị to lớn mà các loại tảo mang lại cho con người.
Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều loại vi tảo được nuôi trồng với quy mô công nghiệp. Phổ biến nhất là giống tảo Spirulina platensis được nuôi trồng để thu sinh khối sản phẩm ở dạng tươi hoặc dạng khô.
Trải qua nhiều sự biến đổi về thời tiết, khí hậu, sự vận động của trái đất, tảo xoắn Spirulina vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Một số tài liệu đã ghi nhận rằng từ khoảng thế kỷ 16, thổ dân Aztec sống quanh vùng hồ Texcoco (Mexico) đã thu vớt những loại thực vật màu xanh dưới nước để chế biến thức ăn và đem bán.
Tảo xoắn Spirulina ( Spirulina Platensis )
Trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, cộng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, việc phát triển công nghệ vi tảo lại trở thành lựa chọn đầy tiềm năng và có cơ hội phát triển bền vững hơn do những giá trị to lớn mà các loại tảo mang lại cho con người.