NGUYÊN NHÂN TẠI SAO ĂN KIÊNG VẪN TĂNG CÂN
Nhiều người bảo chỉ uống nước cũng tăng cân. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé
Các nguyên nhân cơ bản dưới đây khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát:
1. Căng thẳng kéo dài
Nếu cơ thể bạn thường xuyên căng thẳng, lo lắng thì hormone cortisol sẽ sản sinh ra nhiều. Quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng do lượng hormone này tiết ra và dư thừa và gây tích tụ chất béo. Tình trạng này kéo dài lâu thì cân nặng và mỡ bụng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Do đó, bạn nên điều tiết lại các hoạt động trong ngày để hạn chế nguy cơ gây dư thừa hormone cortisol trong cơ thể.
2. Ăn quá nhiều hoặc quá ít calo
Mặc dù chất đạm có thể giúp bạn cảm thấy no lâu và xây dựng cơ bắp, đốt cháy calorie. Nhưng dùng quá nhiều chất đạm sẽ dẫn đến lượng calo dư thừa được lưu giữ dưới dạng chất béo. Bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn của mình, bạn có thể đang ăn quá nhiều thực phẩm lành mạnh nhưng lại chứa quá nhiều calo nên cần cắt giảm lượng calo nạp vào quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng ngược.
3. Không ăn đủ protein
Protein là dưỡng chất quan trọng trong quá trình giảm cân. Quá trình trao đổi chất sẽ được cải thiện nếu bạn có chế độ ăn giàu protein, giảm cảm giác thèm ăn và từ đó tác động tích cực đến một số hormone điều chỉnh cân nặng. Vì thế không ăn đủ protein chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao ăn kiêng mà vẫn tăng cân?
4. Ngủ không đủ giấc
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự liên quan giữa tăng cân và thiếu ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe nếu như bạn không muốn suốt ngày mệt mỏi và ăn liên tục. Bạn nên ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày, bạn cứ thức thêm 1 tiếng là bạn đã ép cơ thể không thể thực hiện đúng chức năng của mình.
5. Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa nắm vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề thì nó có thể gây cản trở việc tiêu hóa, đồng thời làm chất béo tích tụ nhiều, gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu...
6. Không tập luyện hoặc tập quá nhiều
Nếu bạn không tập luyện gì cả trong khi đang hạn chế lượng calo, bạn sẽ giảm nhiều khối lượng cơ bắp và quá trình trao đổi chất cũng chậm lại.
Trái ngược lại, tập luyện giúp hạn chế tối đa việc bạn mất cơ, thúc đẩy quá trình giảm mỡ và ngăn không cho quá trình trao đổi chất chậm lại.
7. Dùng thuốc
Bạn luôn thắc mắc tại sao ăn kiêng mà vẫn tăng cân? Có thể bạn không để ý nhưng khi bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai, thuốc chống loạn thần... thì tác dụng phụ của thuốc cũng khiến bạn tăng cân. Vì vậy, bạn nên chú ý các phản ứng phụ có thể có của mỗi loại thuốc trước khi bạn bắt đầu dùng nó. Sau đó chú ý đến cảm giác của bạn sau khi uống thuốc.
Nếu bạn nghi ngờ rằng một số loại thuốc làm bạn tăng cân, đừng ngần ngại gặp bác sĩ của bạn và yêu cầu họ kê đơn khác.
8. Tất cả chất béo đều xấu?
Đã đến lúc dẹp bỏ hoàn toàn thông tin tất cả các chất béo đều không tốt cho cơ thể. Đúng là chất béo có thể gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ và cơ thể của bạn, nhưng bạn không thể loại bỏ tất cả các chất béo trong chế độ ăn uống bởi đây cũng là một sai lầm trong giảm cân.
Thực phẩm như các loại hạt, bơ và cá hồi đều chứa chất béo lành mạnh có thể giúp bạn trong cuộc hành trình giảm cân.
9. Do rối loạn chuyển hóa:
Những người có vấn đề về tâm lý hay mắc các bệnh về đường hô hấp dễ bị rối loạn chuyển hóa. Khi bị rối loạn chuyển hóa lipid (do hệ thần kinh và nội tiết tố điều khiển) sẽ khiến cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, những đối tượng bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên cũng dễ bị thừa cân, béo phì.
Chuyên gia khuyên bạn: Nên có một chế độ ăn khoa học, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, đồng thời giảm lượng tinh bột và hạn chế thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, hãy tăng cường vận động giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh.
10. Béo phì do gen di truyền:
Gen FTO được cho là loại gen gây thèm ăn và tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì. Nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao hơn so với những trường hợp khác.
Chuyên gia khuyên bạn nên vận động mỗi ngày để hạn chế nguy cơ béo phì. Mimoza đã đưa ra một công thức dinh dưỡng lý tưởng bao gồm đầy đủ các thành phần dinh dưỡng phù hợp, cần thiết, giúp bạn giảm cân hiệu quả mà vẫn duy trì sức khỏe tốt. Hãy tham khảo tại đây